Trở thành nhà lãnh đạo hay quản lý là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai bước lên vị trí lãnh đạo cũng có một hành trình thuận lợi, suôn sẻ. Không ít người phải đối mặt với những áp lực, khó khăn khi đứng đầu một bộ phận, tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Hãy cùng Mindalife tìm hiểu những tố chất lãnh đạo.
Tố chất lãnh đạo là gì?
“Tố chất” là bản chất nguyên của một con người. “Lãnh đạo” là khả năng của cá nhân hay tổ chức hướng dẫn cá nhân, nhóm, tổ chức hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong quản lý, giúp đạt được những mục tiêu chiến lược và tối đa hóa hiệu quả.
Tố chất lãnh đạo là phẩm chất cá nhân giúp xác định nhà lãnh đạo tốt. Nhà lãnh đạo tốt thường hướng dẫn, thúc đẩy người khác, xây dựng tinh thần, khởi xướng hành động và cải thiện môi trường làm việc.
👉👉👉 Có thể bạn quan tâm: 8 phong cách lãnh đạo phổ biến mà bạn nên biết
11 tố chất của người chất lãnh đạo
Sáng tạo
Khả năng sáng tạo là một trong những tố chất người lãnh đạo. Bởi lẽ, người lãnh đạo thường phải suy nghĩ để tìm ra những chiến lược thực hiện mới và hiệu quả. Người lãnh đạo có óc sáng tạo thì làm việc gì cũng đơn giản, nhanh chóng và chất lượng.
Khả năng trao quyền
Lãnh đạo không phải là người có đặc quyền mà là trách nhiệm. Trách nhiệm của lãnh đạo là hướng dẫn, giúp đỡ nhân viên đạt được những điều mà tổ chức hay doanh nghiệp mong muốn. Tức là, lãnh đạo không phải là người đòi hỏi người khác làm theo yêu cầu của mình.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, người có khả năng trao quyền chính là người có thể nuôi dưỡng ước mơ, tạo nên sự tự chủ trong công việc cho nhân viên của mình. Đó là những người có khả năng thúc đẩy từng cá nhân phát triển và dẫn dắt tập thể đạt được thành công.
Lắng nghe, thấu hiểu
Đối với người lãnh đạo, lắng nghe, thấu hiểu là yếu tố đặc biệt quan trọng để có được thành công. Tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu nhân viên sẽ giúp người lãnh đạo có được những ý tưởng mới lạ, đạt được hiệu quả cao trong công việc. Một nhà quản lý từng chia sẻ: “Đừng bao giờ để lãng phí một nguồn tài nguyên giá trị, đó chính là những ý kiến hay của nhân viên”.
Khả năng hướng dẫn
Theo khảo sát, 73% doanh nghiệp cho rằng, tố chất lãnh đạo quan trọng nhất đó chính là khả năng hướng dẫn. Để trở thành người lãnh đạo giỏi bạn cần có khả năng chỉ đạo và thúc đẩy tập thể. Lãnh đạo phải có khả năng xác định chính xác điểm mạnh của mỗi cá nhân, trao quyền và ủy thác trách nhiệm phù hợp.
Tư duy logic và khác biệt
Tư duy logic chính là nền tảng và cũng là cơ sở lý luận. Tư duy logic cùng khả năng suy luận là nền tảng vững chắc giúp người lãnh đạo có được thành công như mong đợi. Bên cạnh đó, người lãnh đạo giỏi thường có những giải pháp “thách thức” thực trạng. Họ thường phá vỡ, đi ngược với trật tự tự nhiên của vấn đề để tìm ra hướng giải quyết mới mẻ, mang tính chất đột phá.
Khả năng quản trị xung đột
Khi đề cập đến tố chất lãnh đạo không thể bỏ qua khả năng quản trị xung đột. Người lãnh đạo thường có khả năng kiểm soát xung đột xuất hiện tại nơi làm việc. Giải quyết xung đột là sự cân nhắc ưu tiên các bên liên quan, giải quyết xung đột một cách hiệu quả và học hỏi kinh nghiệm nói chung.
Quản trị xung đột vừa là tố chất lãnh đạo vừa là biện pháp để tiết kiệm chi phí. Bởi vì, xung đột có thể dẫn đến tình trạng nhiều nhân viên nghỉ việc, đó sẽ là gánh nặng tài chính cho công ty, doanh nghiệp.
Tập trung vào giải pháp
Người có tố chất lãnh đạo thường tập trung vào giải pháp chứ không phải là vấn đề đang gặp phải. Henry Ford – người sáng lập ra Ford Motor từng chia sẻ rằng: “Những người được cho là lãnh đạo giỏi khi họ dành nhiều thời gian để tìm kiếm những cách thức giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả chứ không phải là ngồi và hỏi đó là vấn đề gì”.
Không ngừng học hỏi
Không ngừng học hỏi là tố chất của người lãnh đạo mà Mindalife muốn chia sẻ tiếp theo. Những người có tố chất lãnh đạo thường có xu hướng đọc nhiều sách và học hỏi từ những người xung quanh. Muốn trở thành người lãnh đạo giỏi, ngay từ bây giờ, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và cả những người bên cạnh.
Khả năng ra quyết định
Người lãnh đạo giỏi không thể thiếu khả năng ra quyết định. Họ thường là người có kiến thức chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, khả năng dự đoán thị trường và nắm bắt nhu cầu khách hàng. Họ cũng biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới, chọn lọc và đưa ra quyết định cuối cùng.
Phân chia công việc hợp lý
Người lãnh đạo giỏi có khả năng phân chia công việc cho từng nhân viên một cách hợp lý. Trước khi lập kế hoạch phân chia công việc, người lãnh đạo cần xác định được điểm mạnh và điểm yếu của cấp dưới.
Khả năng nhìn xa trông rộng
Nhìn xa trông rộng là tố chất của người lãnh đạo trong thời đại mới. Lãnh đạo có khả năng nhìn xa trông rộng thường thể hiện hiểu biết sâu sắc về những xu thế trong lĩnh vực mà mình kinh doanh. Họ hiểu rõ về thị trường, khách hàng và xác định được hiệu quả, mối đe dọa từ những chiến lược kinh doanh.
Năng lực lãnh đạo quản lý đặc biệt quan trọng, muốn làm tốt những vai trò đó, người lãnh đạo cần có những tố chất riêng. Khả năng trao quyền, lắng nghe, thấu hiểu, sáng tạo, không ngừng học hỏi, nhìn xa trông rộng, tập trung vào giải pháp, tư duy logic & khác biệt,… là những tố chất của người lãnh đạo. Bài viết đã giúp bạn có được thông tin chi tiết về những tố chất lãnh đạo đó.
Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn muốn thảo luận thêm với Mindalife. Ghé thăm website mindalife.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích về kỹ năng và giải pháp phát triển bản thân hiệu quả.