Con người thể hiện rất nhiều trạng thái cảm xúc trong từng tình huống. Cảm xúc giúp cuộc sống thi vị hơn. Tuy nhiên không biết cách điều khiển cảm xúc có thể dẫn đến những hậu quả tai hại. Thấu hiểu điều đó, trong bài viết hôm nay, Mindalife xin tổng hợp và chia sẻ với bạn 5 bí quyết điều khiển cảm xúc giúp bạn có những hành động sáng suốt.
Bạn đã từng cố gắng điều khiển cảm xúc bằng cách gò ép bản thân “không được nghĩ” hay chưa? Điều khiển cảm xúc không phải cố gắng để đè nén cảm xúc, hoặc cố gắng quên đi. Tuy nhiên, điều này sẽ gây hại đến sức khỏe và còn làm bạn vô cùng căng thẳng, không thể vui vẻ được. Vì thế, làm thế nào để thực sự điều khiển được cảm xúc giúp đầu óc bạn thoải mái hơn? Sau đây là 5 cách đơn giản để điều khiển cảm xúc có thể tập luyện ngay.
5 cách điều khiển cảm xúc không phải ai cũng biết
1. Không phản ứng ngay khi đang nóng giận
Quá nóng vội thể hiện cảm xúc và phản ứng lại ngay với sự khó chịu, bực tức của bản thân thì dễ dẫn đến những sai lầm. Bí quyết điều khiển cảm xúc ở đây là cần kéo dài thời gian, đừng phản ứng ngay lập tức để tránh gây hối hận về sau. Giữ cảm xúc bình tĩnh trong một cuộc giao tiếp sẽ giúp bạn không mắc nhầm lẫn, trách cứ sai người khác hoặc đánh giá sai một vấn đề.
Trong những cuộc tranh luận, khi thấy cảm xúc của mình mất kiểm soát thì bạn hãy hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh, làm giảm nhịp tim. Khi cơ thể thư giãn trở lại, bạn sẽ xử lý mọi việc tốt hơn nhiều.
Cách rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân không phải ai cũng biết
2. Tìm cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh
Buồn, vui, cáu giận, lo sợ,… là các cảm xúc tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Điều khiển cảm xúc này bằng cách cố gắng triệt tiêu nó đi không phải là cách, mà cần tìm cách thể hiện nó vào những thời điểm phù hợp, hoặc dùng các phương pháp giải tỏa cảm xúc lành mạnh. Các cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực đều cần được chia sẻ, giải tỏa thích hợp để mang đến cho bạn một tinh thần thoải mái.
Có rất nhiều cách giải tỏa cảm xúc như chia sẻ câu chuyện với người thân, bạn bè thân thiết, nếu không phải là một người hay nói ra bạn có thể chọn cách viết nhật ký về những chuyện đã xảy ra, giãi bày các cảm xúc của bản thân. Hãy chờ đến khi bạn bình tĩnh trở lại và đã suy nghĩ kỹ về cảm xúc của mình rồi mới nói chuyện với người đó, điều này sẽ tránh gây hại đến mối quan hệ.
Bên cạnh đó, học những môn thể dục, thể thao hoặc làm việc nhà, thực hiện các sở thích cá nhân như hát karaoke, vẽ tranh hay chơi nhạc cụ cũng giúp bạn giải tỏa được cảm xúc hiệu quả. Không làm việc, bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực và dành cho mình những phút giây với sở thích cá nhân. Chẳng còn gì tuyệt vời hơn thế!
3. Nhận ra những bài học sau những vấn đề xảy ra
Tất cả những sự việc xảy ra trong cuộc sống, có thể là tốt cũng có thể là xấu, nhưng đều mang đến những bài học. Vượt qua được khó khăn và giải quyết được các vấn đề gặp phải để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân thì bạn sẽ ngày một ưu tú hơn. Thất bại là mẹ của thành công. Chính vì vậy, không cần biết hôm nay bạn gặp lỗi lầm gì, nếu đứng lên và thay đổi thì giá trị của bạn sẽ được nâng lên. Mọi người sẽ đánh giá cao người biết nhận lỗi, chịu trách nhiệm và cố gắng làm tốt hơn ngày hôm qua. Hiểu được ý nghĩa của mỗi vấn đề xảy ra sẽ giúp bạn sáng suốt trong đánh giá vấn đề và điều khiển cảm xúc bản thân, tránh nóng giận gây hậu quả không tốt.
4. Thay đổi suy nghĩ của mình trước
Vô vàn những vấn đề của cuộc sống có thể mang cho bạn những cảm xúc tiêu cực, kéo bạn đến cảm giác chán nản, muốn sụp đổ. Tuy nhiên, nghịch cảnh bao giờ cũng có, còn lựa chọn là ở bản thân bạn. Lựa chọn suy nghĩ tiêu cực và buông bỏ hy vọng sẽ khiến bạn không còn động lực làm bất cứ điều gì. Thay vì tự trách mình, thì bạn hãy xem mình có thể thay đổi điều gì và bắt đầu khắc phục từ từ những vấn đề xảy ra. Thay đổi góc nhìn và lạc quan với việc tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề chắc chắn sẽ dẫn bạn đến thành công.
5. Tha thứ
Nhiều người cho rằng không thể bỏ qua những cảm xúc tổn thương và phản bội. Tuy nhiên, tha thứ thật ra là sự lựa chọn, ngừng chấp niệm những lỗi lầm của người khác, và suy nghĩ mở hơn để bao dung và tha thứ sẽ làm bạn thanh thản hơn. Suy nghĩ bằng góc nhìn từ người khác giúp bạn dễ dàng thông cảm và hiểu cho sai lầm của họ.
Từ bỏ những chỉ trích và chấp nhận cho họ cơ hội sửa chữa lỗi lầm, làm lại tốt hơn thì chính bạn cũng sẽ có tâm trạng tốt hơn. Tha thứ giúp bạn điều khiển cảm xúc bằng cách làm giảm cảm xúc tiêu cực và đón nhận cảm xúc tích cực hơn.
Để cảm xúc dẫn dắt lý trí sẽ khiến bạn hối hận về những ứng xử, hành vi của mình. Thực hành những bí quyết trên đây để học cách điều khiển cảm xúc sẽ giúp bạn sáng suốt hơn trong mọi tình huống trong cuộc sống.
Mindalife là trung tâm đào tạo kỹ năng phát triển bản thân sẽ là nơi mang đến những giải pháp hoàn hảo giúp bản điều khiển cảm xúc. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cân bằng được cảm xúc và lý trí.
Mindalife – Nơi cung cấp giải pháp & kỹ năng phát triển bản thân