Trong cuộc sống, những người luôn nhìn thấy tương lai tươi sáng khi gặp khó khăn là người có tố chất của một nhà lãnh đạo. Người có khả năng nhìn thấy mọi khó khăn, người đó có tố chất của một nhà quản lý. Vậy, trong công việc thì sao? Lãnh đạo và quản lý có điểm gì khác biệt? Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý là gì? Đáp án chi tiết sẽ có ngay trong bài chia sẻ dưới đây của Mindalife.  

Phân biệt lãnh đạo và quản lý
Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Nhà lãnh đạo là gì?

Khái niệm

Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đội nhóm bất kỳ. Họ biết cách sử dụng quyền lực của mình để tạo ảnh hưởng với những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Và mỗi nhà lãnh đạo đều có phong cách lãnh đạo riêng của mình, bạn thuộc phong cách lãnh đạo nào?

Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo

Thông thường, một nhà lãnh đạo có trách nhiệm:

  • Định hướng chiến lược
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
  • Kiểm soát mọi hoạt động và đảm bảo hiệu suất công việc
Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đội nhóm bất kỳ
Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đội nhóm bất kỳ

Nhà quản lý là gì?

Khái niệm

Nhà quản lý là người làm việc trong một công ty, doanh nghiệp. Họ có quyền điều khiển công việc của một cá nhân, đội nhóm và chịu trách nhiệm trước hành động, công việc của cá nhân hay đội nhóm đó. Người quản lý có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát mọi việc để mang lại lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp của mình.

Nhiệm vụ của nhà quản lý

Nhà quản lý thực hiện các công việc sau đây:

  • Lập kế hoạch
  • Tổ chức, điều phối
  • Kiểm tra, giám sát
  • Truyền thông
  • Hỗ trợ, khuyến khích cá nhân, nhóm
  • Đánh giá
  • Hướng dẫn
  • Trao quyền cho cá nhân, nhóm
  • Xây dựng niềm tin
  • Quan tâm đến nhu cầu khách hàng
  • Tìm ra phương thức làm việc hiệu quả hơn
Nhà quản lý có quyền điều khiển công việc của một cá nhân, đội nhóm và chịu trách nhiệm trước hành động của họ
Nhà quản lý có quyền điều khiển công việc của một cá nhân, đội nhóm và chịu trách nhiệm trước hành động của họ

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Warren Bennis – bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo của giới kinh doanh đã từng chia sẻ về những điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý trong cuốn “On Becoming a Leader” – “Để trở thành lãnh đạo”, cụ thể:

  • Lãnh đạo đổi mới, quản lý điều hành
  • Lãnh đạo bản bản gốc, quản lý bản sao
  • Lãnh đạo phát triển, quản lý duy trì
  • Lãnh đạo tập trung phát triển con người, quản lý tập trung vào hệ thống & cấu trúc
  • Lãnh đạo tạo sự tin tưởng, quản lý dựa vào sự kiểm soát
  • Lãnh đạo khảo sát thực tế, quản lý chấp nhận thực tế
  • Lãnh đạo có tầm nhìn bao quát, quản lý có tầm nhìn hạn chế hơn
  • Lãnh đạo hỏi cái gì & tại sao, quản lý hỏi khi nào & như thế nào
  • Lãnh đạo quan tâm đến phạm vi rộng, quản lý quan tâm đến kết quả cuối cùng
  • Lãnh đạo khởi nguồn, quản lý thực hiện theo
  • Lãnh đạo thách thức hiện trạng, quản lý chấp nhận hiện trạng
  • Lãnh đạo là người của chính họ, quản lý là một chiến sĩ giỏi
  • Lãnh đạo làm việc đúng, quản lý làm đúng việc
“On Becoming a Leader” – cuốn sách chỉ ra những điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
“On Becoming a Leader” – cuốn sách chỉ ra những điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý

=> Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý được. Trong đó, 3 điểm khác biệt cơ bản được Warren Bennis chia sẻ chi tiết như sau:

Quản lý là người thực thi ý tưởng mà lãnh đạo đưa ra

Lãnh đạo thường nghĩ ra ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch để triển khai trong giai đoạn kế tiếp. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn, luôn phát triển chiến thuật, chiến lược mới. Lãnh đạo cũng cần có hiểu biết về những xu hướng, kỹ năng và nghiên cứu mới nhất.

Quản lý là người vận hành, duy trì những gì đã được thiết lập, giúp nó hoạt động trơn tru và đúng kế hoạch đề ra. Họ phải thường xuyên để mắt đến nhân viên, duy trì sự kiểm soát, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức diễn ra bình thường.

Quản lý là người thực thi ý tưởng mà lãnh đạo đưa ra
Quản lý là người thực thi ý tưởng mà lãnh đạo đưa ra

Quản lý dựa vào kiểm soát trong khi lãnh đạo củng cố niềm tin

Bạn không thể trở thành nhà lãnh đạo nếu như không có ai thực thi ý tưởng của bạn. Nhà lãnh đạo thường có nhiệm vụ củng cố niềm tin, để mọi người hào hứng với ý tưởng của mình. Khi nhân viên hào hứng đón nhận ý tưởng đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo đã tạo được niềm tin cho họ. Đây là điều cần thiết khi hoạt động kinh doanh đang thay đổi một cách chóng mặt.

Nhà quản lý duy trì việc kiểm soát nhân viên, giúp họ phát huy hết khả năng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để có được kết quả như mong muốn, nhà quản lý cần am hiểu về khả năng, đam mê và mong muốn của mỗi nhân viên.

Bạn đã phải là người lãnh đạo có tầm nhìn và thấu hiểu được nhân viên của mình? Hãy tham khảo ngay bài viết 8 kỹ năng lãnh đạo giúp tạo dấu ấn khác biệt.

Quản lý dựa vào kiểm soát trong khi lãnh đạo củng cố niềm tin
Quản lý dựa vào kiểm soát trong khi lãnh đạo củng cố niềm tin

Quản lý thường hỏi “như thế nào & bao giờ” còn lãnh đạo hỏi “cái gì & tại sao”

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hay sai lầm, nhà lãnh đạo thường sẽ hỏi “Chúng ta học được điều gì sau sai lầm này?”“Làm cách nào để sử dụng những sai lầm này để thực hiện tốt hơn những mục tiêu sau này?”.

Người quản lý thường không nghĩ nhiều về những khó khăn hay sai lầm. Họ thường hỏi nhân viên “Như thế nào”“Bao giờ” để chắc chắn kế hoạch sẽ được thực hiện một cách phù hợp.

Quản lý thường hỏi “như thế nào & bao giờ” còn lãnh đạo hỏi “cái gì & tại sao”
Quản lý thường hỏi “như thế nào & bao giờ” còn lãnh đạo hỏi “cái gì & tại sao”

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

Một tập thể muốn phát triển nhanh chóng, bền vững cần phải có cả quản lý và lãnh đạo. Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị. Quản lý tác động đến một đội nhóm để đạt được mục tiêu đã đề ra, khi đó họ chính là nhà lãnh đạo.

Ngược lại, khi nhà lãnh đạo trực tiếp lập kế hoạch, giám sát nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý. Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, nhóm  để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nếu tập thể có lãnh đạo giỏi và quản lý kém có được không? Ngược lại, quản lý giỏi nhưng lãnh đạo không có năng lực thì sao? Câu trả lời là không. Doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa tài lãnh đạo và quản lý để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, nhóm để có thể đạt được mục tiêu
Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, nhóm để có thể đạt được mục tiêu

Lãnh đạo và quản lý đều quan trọng nhưng lại có rất nhiều điểm khác biệt. Điểm khác biệt rõ nhất giữa quản lý và lãnh đạo đó chính là quản lý chịu trách nhiệm và dẫn dắt nhân viên hoàn thành công việc. Lãnh đạo định hướng về quan điểm, tiến trình, cách thức và hành động. Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt và mối quan hệ đó.

Để lại bình luận nếu bạn muốn thảo luận với Mindalife. Truy cập mindalife.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác.

Call Now Button