Trong giao tiếp nhất định sẽ có những khi bất đồng ý kiến, tức giận, vì vậy học cách làm chủ bản thân và cách kiềm chế cảm xúc để tránh ảnh hưởng đến các mối quan hệ không mong muốn.
Nhận thức và kiềm chế được những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn quản lý sự căng thẳng, suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo để tự tin và giao tiếp tốt với người khác. Để có nhiều mối quan hệ tốt hơn, bạn nên rèn luyện các kỹ năng kiềm chế cảm xúc dưới đây.
10 Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Và Làm Chủ Bản Thân
Tránh suy nghĩ tiêu cực
Tránh những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ trầm trọng về vấn đề xảy ra sẽ làm bạn không kiềm chế được cảm xúc tức giận. Vì thế, bạn không nên căng thẳng, chán nản với thực tế và tìm cách khắc phục vấn đề. Tự động viên bản thân là mình có thể giải quyết được việc này tốt hơn. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng quản trị cảm xúc hơn.
Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
Khi gặp vấn đề khó khăn, lỗi lầm xảy ra, bạn thường có xu hướng đổ lỗi, chê trách người khác với tâm trạng khó chịu. Thói quen này sẽ gây mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến tức giận, làm tổn thương người khác. Vì thế, để kiềm chế cảm xúc, bạn cần học cách suy tính đến trách nhiệm của bản thân với vấn đề xảy ra.
Dừng ngay tranh cãi và cùng nhau giải quyết vấn đề
Sai lầm có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy bạn nóng giận và trách mắng thậm tệ người đó thì cũng không thay đổi được thực tế đã xảy ra. Do đó, việc quan trọng lúc này không phải là tìm ra ai chịu trách nhiệm cho sơ suất này, mà là cùng nhau tìm ra phương án khắc phục những hậu quả gây ra và giải quyết được vấn đề.
Không nên có ác cảm hoặc thù hận
Có ác cảm hoặc thù hận với người khác không chỉ làm mất thời gian và năng lượng của bản thân, thậm chí tự bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực ấy. Vì vậy, giải quyết vấn đề và tha thứ, không giữ lại thù hận sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng làm việc, sức khỏe và hạnh phúc.
Những điểm tốt đẹp người khác làm cho bạn
Cảm xúc tức giận xảy ra nhanh chóng khiến bạn mất khả năng kiểm soát, vì thế nên tránh mặt người đó và tìm đến một nơi yên tĩnh để viết ra những điều tốt đẹp người đó đã làm cho bạn. Cân bằng cảm xúc để đánh giá khách quan những lỗi lầm để công bằng xử trí vấn đề.
Khiến bản thân trở nên bận rộn
Để kiềm chế cảm xúc, bạn nên đánh lạc hướng tâm trí bản thân bằng cách làm cho bản thân thật bận rộn. Nếu bạn không đối diện với vấn đề xảy ra ngay lập tức, bạn sẽ có thời gian kiểm soát được cơn tức giận. Do đó, thay vì nổi nóng làm mọi thứ rối tung lên thì bạn hãy để tâm vào những công việc khác, hứng thú và vui vẻ hơn.
Học cách đối mặt với khó khăn
Trong cuộc sống, giao tiếp chúng ta thường xuyên gặp phải những khó khăn phải đối mặt, vì thế, thay vì trốn tránh, bạn đương đầu với khó khăn và tìm cách vượt qua chúng. Không chỉ trích người khác, mà học cách tranh luận để kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân.
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Cơn nóng giận sẽ làm bạn mất bình tĩnh, nổi cáu, thậm chí gây hại với người khác. Vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách bạn hãy cố gắng bình tĩnh để giải quyết. Bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề toàn diện để khắc phục tránh hậu quả xấu.
Học cách nhìn nhận lại
Đã bao giờ bạn tức giận gây hậu quả nghiêm trọng? Bạn đã bao giờ mất mối quan hệ vì không kiềm chế cảm xúc? Hãy nhìn nhận lại hậu quả khiến bạn tức giận và suy nghĩ có nên làm như vậy hay không. Điều này sẽ giúp bạn có cân nhắc với những trường hợp tương tự tránh những hậu họa không hay.
Học cách giải tỏa cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn nên học cách giải tỏa cảm xúc trước khi trở nên tức giận.
- Chia sẻ những cảm xúc với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc căng thẳng và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
- Nếu là một người khó mở lòng chia sẻ thì thói quen viết ra những cảm xúc tiêu cực để giải tỏa những khó chịu trong lòng mà không làm tổn thương ai. Viết ra là bạn đã trút bỏ được những tức giận trong lòng. Đọc lại những dòng nhật ký này để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
- Để tránh cơn giận ngay tức thời, bạn có thể nghĩ đến những chuyện vui mà mình đã trải qua, câu chuyện hài hước đã từng đọc nghe ở đâu đó hay uống một cái gì đó thật lạnh,… Những hành động này sẽ giúp làm giảm nóng giận để làm chủ bản thân tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực của cơ thể, giúp tinh thần khỏe mạnh, tránh những căng thẳng để kiểm soát được cảm xúc, tránh tức giận.
- Cuộc sống vội vàng và nhiều áp lực khiến bệnh trầm cảm dễ dàng phát triển hơn. Nhưng nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống thì căn bệnh này sẽ không có cơ hội chen chân vào. Và bạn có biết tin, ghế massage cũng có tác dụng cải thiện mức độ trầm cảm không?Massage làm tăng các hoocmon “hạnh phúc” bao gồm: serotonin, dopamine và endorphins.
Nghiên cứu cho biết, người trưởng thành chỉ cần sử dụng 15 phút massage 2 lần một tuần trong 5 tuần liên tiếp sẽ làm gia tăng đáng kể sóng delta giúp giấc ngủ sâu hơn, tinh thần trở nên thư thái, hạn chế sóng beta gây tình trạng stress, giúp bạn thoải mái hơn, bớt nóng giận, kiềm chế cảm xúc tốt hơn.
- Tham gia hoạt động thiền định: Sự căng thẳng, lo lắng là nguyên nhân dễ dàng làm bùng nổ những cơn nóng giận. Vì vậy, thiền định là cách con người trở lên tĩnh tâm kiềm chế cảm xúc tốt hơn.
Người không thể giữ được bình tĩnh, cả giận mất khôn sẽ gây những hậu quả không đáng có. Những người không thể kiểm soát được sự tức giận của bản thân sẽ trở thành người khó gần, khó kết giao. Vì vậy, học cách kiềm chế cảm xúc và làm chủ được bản thân sẽ giúp bạn giao tiếp, kết giao được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Nếu bạn cần một ai đó có chuyên môn giúp bạn học cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn, hãy liên hệ với MindaLife nhé. MindaLife sẽ luôn mở rộng cánh cửa, chào đón bạn đến và cùng chúng tôi nâng cao giá trị.
Mindalife – Nơi cung cấp giải pháp & kỹ năng phát triển bản thân