Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe, mà kỹ năng này đòi hỏi người nghe cần phải chủ động trong buổi nói chuyện cũng như phải biết cách giao tiếp trao đổi phù hợp. Tham khảo những gợi ý dưới đây để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

can-phai-ren-luyen-de-co-ky-nang-lang-nghe-hieu-qua
Cần phải rèn luyện để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe chủ động 

Kỹ năng lắng nghe có được trước tiên bạn cần tập trung vào cuộc trò chuyện. Khi tập trung bạn sẽ hiểu một cách rõ ràng nội dung đang được chia sẻ và từ đó đưa ra những phản hồi tốt nhất. Lắng nghe và chủ động trao đổi những vấn đề liên quan sẽ giúp bạn có một cuộc giao tiếp thành công, để lại ấn tượng cho người đối diện.

lang-nghe-chu-dong-se-giup-ban-co-duoc-cuoc-giao-tiep-thanh-cong
Lắng nghe chủ động sẽ giúp bạn có được cuộc giao tiếp thành công

Không ngắt lời khi giao tiếp

Trong một cuộc nói chuyện, nếu ai cũng cố gắng là người nói thì sẽ không hiểu được ý tưởng người kia muốn truyền đạt. Vì thế, kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng trong cuộc nói chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Không nên ngắt lời người đang nói, như vậy không những khiến cuộc đối thoại không đạt hiệu quả truyền đạt mà còn được coi là sự bất lịch sự, không tôn trọng người đối diện. Hạn chế mắc phải điều này, bạn sẽ học được kỹ năng lắng nghe tích cực, giao tiếp hiệu quả hơn.

Thấu hiểu khi lắng nghe 

Với mỗi chia sẻ của người khác, việc lắng nghe thấu hiểu là vô cùng quan trọng. Kỹ năng lắng nghe thấu hiểu cần phải rèn luyện để đồng cảm với câu chuyện, chia sẻ cảm xúc với người đối diện. Nếu họ gặp chuyện buồn thì bạn không nên cố gặng hỏi mà thay vào đó hãy chọn một chủ đề khác khiến họ cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn.

thau-hieu-khi-lang-nghe
Thấu hiểu khi lắng nghe

Không phán xét khi lắng nghe

Duy trì cuộc giao tiếp không phải là điều đơn giản. Bất cứ giao tiếp bằng ngôn ngữ hay bằng cử chỉ, hành động sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy không thoải mái để tiếp tục cuộc đối thoại. Vì thế, nếu bạn có kỹ năng lắng nghe không phán xét và kiểm soát được trạng thái bản thân thì sẽ tạo được cảm giác thoải mái cho đối phương, khiến cuộc trò chuyện được diễn ra dễ chịu, gây được niềm cảm hứng và yêu mến giữa người với người. 

Đặt câu hỏi đúng cách 

Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe người khác nói, chia sẻ mà người có kỹ năng lắng nghe còn biết cách đặt các câu hỏi đúng lúc để gợi mở vấn đề và đem đến sự hứng khởi trong cuộc giao tiếp. 

Nói điều gì đó khi người khác đang chia sẻ như “Trời ạ!”, “Tớ thật không thể tin được mọi chuyện lại…” hay “Thật vậy cơ…” sẽ khiến người đối diện cảm thấy bạn đang thực sự lắng nghe và tăng thêm cảm xúc khi trò chuyện. 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

su-dung-ngon-ngu-co-the-dung-cach-cung-la-ky-nang-lang-nghe-can-thiet
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách cũng là kỹ năng lắng nghe cần thiết

Trong một cuộc giao tiếp, kỹ năng lắng nghe không chỉ dừng lại ở việc bạn tập trung lắng nghe mà người đối diện còn mong muốn nhận được các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Một cái gật đầu tán thành, một nụ cười khi chia sẻ niềm vui hay một cái ôm khi nghe những câu chuyện buồn. Không cần lời nói, những cử chỉ tuy nhỏ nhưng lại giúp cuộc đối thoại trở nên thấu hiểu và tràn đầy cảm xúc. 

Đưa ra ý kiến cá nhân đúng cách

Chìa khóa vàng khi lắng nghe là biết cách đưa ra các quan điểm cá nhân phù hợp, đúng cách. Tham gia vào câu chuyện, hay đưa ra qua điểm về vấn đề giao tiếp một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nghe sẽ tăng cường sự thấu hiểu với người đối diện.

Lắng nghe tưởng chừng như đơn giản, ai cũng làm được. Thực tế là kỹ năng lắng nghe cần phải được rèn luyện kiên trì. Đây cũng là kỹ năng mềm cần phải có giúp bạn dễ dàng đạt tới thành công. Để phát triển những kỹ năng bản thân, đừng quên truy cập vào mindalife.vn để đón đọc các bài viết khác bạn nhé.

Call Now Button