Kỹ năng đặt câu hỏi là một cách để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp. Tuy nhiên, đặt câu hỏi thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết được. Dưới đây là một số kỹ năng đặt câu hỏi các bạn hãy tham khảo nhé!

lam-the-nao-de-nang-cao-ky-nang-dat-cau-hoi-trong-giao-tiep
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp?

4 loại câu hỏi cần biết khi rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi

Câu hỏi thăm dò

Dùng câu hỏi thăm dò cũng là cách để tìm hiểu và khai thác thông tin về 1 vấn đề người đối diện vừa nói. Để sử dụng câu hỏi thăm dò hiệu quả và giúp bạn nắm rõ gốc rễ vấn đề một cách nhanh chóng thì các bạn có thể sử dụng công thức 5 Why.

Câu hỏi thăm dò thường được dùng trong các trường hợp khi muốn lấy thông tin từ người khác khi họ không muốn tiết lộ hoặc cố gắng tránh né cho bạn biết hoặc làm rõ vấn đề để hiểu thấu đáo toàn bộ câu chuyện đó.

Sử dụng câu hỏi đóng – mở

Khi hỏi câu hỏi dạng đóng dẫn đến câu trả lời rất ngắn hoặc là 1 từ. Câu hỏi đóng sẽ có hiệu quả trong các trường hợp kết thúc vấn đề thảo luận, đàm phán, đưa ra quyết định; kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của người khác, biểu mẫu. 

Còn câu hỏi dạng mở mở thường nhận được câu trả lời dài hơn, thường đánh vào hiểu biết, kiến thức, cảm xúc hoặc quan điểm của người trả lời. Câu hỏi mở thường được sử dụng trong những trường hợp muốn tìm kiếm thông tin, phát triển cuộc thảo luận trò chuyện hay tham khảo những ý kiến của mọi người. 

Nếu sử dụng câu hỏi đóng không phù hợp sẽ làm cuộc hội thoại kết thúc nhanh chóng. Vì thế, để tăng hiệu quả giao tiếp, hãy tránh đặt những câu hỏi dạng đóng không đúng lúc. 

su-dung-4-ky-nang-dat-cau-hoi-giup-giao-tiep-hieu-qua-hon
Sử dụng 4 kỹ năng đặt câu hỏi giúp giao tiếp hiệu quả hơn

Câu hỏi dạng hình nón

Khi đặt câu hỏi hình nón, người ta thường bắt đầu từ những vấn đề chung nhất, rồi dần dần khai thác sâu trọng tâm của vấn đề. Đây là dạng câu hỏi được sử dụng khá phổ biến khi muốn khai thác thông tin từ người khác.

Câu hỏi dạng hình nón vô cùng hữu dụng trong những tình huống nhằm gia tăng sự thu hút, tin tưởng người đối diện hoặc tìm hiểu thêm thông tin về 1 vấn đề cụ thể.

Câu hỏi dạng tu từ

Sử dụng câu hỏi dạng tu từ cũng là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi tăng hiệu quả giao tiếp rất tốt. Thông thường, người ta dùng câu hỏi tu từ để người đối diện dễ dàng chấp thuận, từ đó tham gia cuộc giao tiếp, thảo luận đó. Nếu muốn thu hút người đối diện, các bạn có thể sử dụng câu hỏi tu từ.

Bên cạnh kỹ năng đặt câu hỏi trên, cần quan sát hoàn cảnh giao tiếp, biểu cảm, thái độ của người đối diện để tăng thêm hiệu quả giao tiếp nhé!

Nguyên tắc quan trọng khi đặt câu hỏi

Khi đặt câu hỏi, các bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Dựa trên mối quan hệ để đặt câu hỏi

Dựa trên mối quan hệ giúp các bạn sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp trong cuộc nói chuyện. Chẳng hạn, với đối tác và khách hàng cần mang sự lịch thiệp, thuyết phục; với anh em họ hàng thì sử dụng từ ngữ giản dị, với cấp trên thì khiêm tốn, lịch sự.

Dựa trên mục đích

Để hiểu rõ vấn đề bạn đang nghi vấn, có thể sử dụng 2 cách sau:

– Hỏi thăm dò: để nhận được đối phương diễn giải hoặc câu trả lời cụ thể, khơi gợi thông tin, giải đáp vấn đề bạn đang thắc mắc.

– Hỏi trực tiếp vào vấn đề: hay là dạng câu hỏi đóng, sử dụng trong trường hợp cần câu trả lời cụ thể, dứt khoát, rõ ràng.

tuan-thu-cac-nguyen-tac-“vang”-giup-ban-giao-tiep-tot-hon
Tuân thủ các nguyên tắc “vàng” giúp bạn giao tiếp tốt hơn

Dùng thái độ, ngôn từ phù hợp

Trong quá trình đặt câu hỏi, cần chú ý đến thái độ và ngôn từ của bản thân. Không được hỏi quá nhiều câu 1 lúc, quá dồn dập với thái độ không mấy nhẹ nhàng. 

Nếu câu hỏi tế nhị, nhạy cảm thì cần đặt câu hỏi tinh tế, tránh trường hợp sỗ sàng. Ngoài ra, nếu không biết dùng từ sao cho chính xác, sẽ làm mối quan hệ xấu đi hay nhận được câu trả lời không như mong muốn.

Hỏi nhưng không quá tò mò

Có rất nhiều người chỉ muốn nhanh chóng có câu trả lời nhưng chính điều này khiến họ nghĩ rằng bạn đang quá quan tâm chuyện đời tư của họ. Vì thế, một trong những kỹ năng đặt câu hỏi quan trọng đó là chỉ nên hỏi các vấn đề liên quan đến công việc chung hay đến bản thân mình,

Khi gặp người quá tò mò, người được hỏi thường không muốn trả lời, trả lời qua loa, thậm chí là không trả lời.

 

 

 

hoi-nhung-khong-qua-to-mo-va-lang-nghe-chan-thanh-cung-la-cach-the-hien-ban-quan-tam-den-nguoi-doi-dien
Hỏi nhưng không quá tò mò và lắng nghe chân thành cũng là cách thể hiện bạn quan tâm đến người đối diện

 

Lắng nghe chân thành

Dù đặt câu hỏi với mục đích gì đi chăng nữa, cần thể hiện thái độ chân thành lắng nghe, đang rất quan tâm đến câu chuyện của họ. Lắng nghe sẽ giúp người được hỏi cảm thấy được tôn trọng, bày tỏ ý kiến đồng thời tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn

Kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ là vấn đề hỏi – đáp thông thường, mà nó còn giúp đối phương đánh giá, nhận xét về văn hóa của bạn. Do đó, để nâng cao hiệu quả giao tiếp, cần trau dồi thêm kỹ năng trả lời chứ không riêng gì kỹ năng đặt câu hỏi. Có như thế thì các bạn mới có thể giao tiếp tốt được.

Truy cập vào website https://www.mindalife.vn để tìm hiểu thêm các thông tin về kỹ năng giúp bản thân giao tiếp và phát triển hơn nhé!

 

Call Now Button