Trong bài viết này, Mindalife sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về 5 cấp độ lãnh đạo hướng tới sự phát triển của tác giả Maxwell.
Khái quát về người lãnh đạo
Theo John Maxwell, người lãnh đạo đơn giản là người có khả năng gây ảnh hưởng. Người lãnh đạo cần đảm bảo được 3 yếu tố là tạo tầm nhìn, khả năng gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng.
Dù chức vụ, vai trò khác nhau nhưng vẫn có những phương thức để đo hiệu quả và tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo. 5 cấp độ lãnh đạo mà John Maxwell chỉ ra được coi là thước đo để đánh giá sự thành công của một người lãnh đạo.
5 cấp độ lãnh đạo
Cấp độ 1: Chức vị
Chức vị là cấp độ đầu tiên cũng là cấp độ thấp nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo. Chức vị là xuất phát điểm dành cho những ai đã, đang và sẽ trở thành lãnh đạo. Bạn sẽ được thăng tiến lên một chức vị mới sau một khoảng thời gian cống hiến và đem lại lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. Đó là lúc bạn được sở hữu những nhân viên của riêng mình và có thêm rất nhiều áp lực.
Ở cấp độ này, bạn chỉ cần khiến cấp dưới nghe theo dựa vào các quy định, quy tắc, chính sách và biểu đồ tổ chức. Người lãnh đạo cấp độ 1 thường có thói quen áp đặt cấp dưới theo hệ thống quy trình và chính sách thưởng phạt. Sau một thời gian làm việc, cấp dưới sẽ bị phụ thuộc vào người lãnh đạo vì chỉ biết làm theo một quy trình nhất định. Họ không hiểu được tại sao lại làm như vậy cho đến khi hết giá trị và bị sa thải.
Cần làm gì để có thể lên cấp độ cao hơn?
- Hiểu rõ công việc của bản thân, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Lan tỏa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến các thành viên khác
- Thể hiện năng lực bản thân bằng cách làm tốt công việc hiện tại và đề ra những ý tưởng sáng tạo để thay đổi, cải tiến
- Phát triển mối quan hệ, thể chất và cả tinh thần
- Hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu nhân viên, xây dựng các mối quan hệ và tích cực giúp đỡ mọi người
- Hạn chế sử dụng những quy định cứng nhắc, chặt chẽ để kiểm soát công việc và nhân viên của mình
Cấp độ 2: Chấp thuận
Trong 5 cấp độ lãnh đạo thì chấp thuận thuộc cấp độ 2. Đây là cấp độ mà người lãnh đạo đã gây dựng được niềm tin đối với cấp dưới của mình. Niềm tin chính là sự nhất quán giữa lời nói và hành động. Khi đó, cấp dưới cũng sẽ quan sát xem người lãnh đạo có tận tâm với họ và công việc hay không? Khi cấp dưới cảm thấy được quan tâm chân thành, có giá trị, được tin cậy thì họ sẽ bắt đầu chủ động và làm việc tích cực hơn.
Không một người lãnh đạo nào có thể thành công bằng cách làm việc một mình. Có được sự tin tưởng và chấp thuận của cấp dưới sẽ khiến người lãnh đạo chuyển đổi từ việc họ “phải theo” thành “muốn theo”. Tuy nhiên, không nên ở lại quá lâu cấp độ chấp thuận, như vậy sẽ làm cho những người có tài năng trở nên chán nản.
Làm gì để tiến lên cấp độ tiếp theo?
- Có chính sách tốt giữ chân nhân sự
- Lắng nghe, thấu hiểu, công bằng và minh bạch
- Giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn
- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chất lượng, vững chắc
- Tạo tầm nhìn chung và xây dựng kế hoạch phân bổ nhân lực
- Kiên trì bởi có thể bạn sẽ phải mất từ 3 đến 5 năm để được được cấp độ 3
Cấp độ 3: Định hướng kết quả
Ở cấp độ 3, khả năng lãnh đạo sẽ được đo lường bằng kết quả mà họ mang về cho công ty, doanh nghiệp. Kết quả giúp xác định những người lãnh đạo thực sự và những người chỉ có vị trí lãnh đạo. Đến được cấp độ định hướng kết quả, người lãnh đạo đã phải chứng tỏ được năng lực của mình. Cấp dưới đã nhìn thấy thành quả mà người lãnh đạo tạo ra, tin tưởng và tình nguyện đi theo.
Người lãnh đạo cấp độ định hướng kết quả sở hữu những ưu điểm như tính kỷ luật, đạo đức, chuyên môn và cách thức tổ chức. Có một điều đặc biệt xuất hiện ở cấp độ này đó chính là “động lực”. “Động lực” xuất hiện sau khi người lãnh đạo dẫn dắt tổ chức đạt được những thành tựu xuất sắc. Tất cả nhân viên của công ty, doanh nghiệp đều có cảm giác chiến thắng, có thêm động lực, niềm tin về một tương lai tươi sáng.
Làm gì để đạt cấp độ 3?
- Lên kế hoạch phát triển năng lực nhân viên, nỗ lực lãnh đạo khoảng 20% số nhân viên giỏi của mình
- Luôn sẵn sàng thực hiện các quyết định khó khăn, thay đổi vị trí nhân viên sao cho phù hợp với năng lực và mong muốn của họ
- Xây dựng, hoàn thiện việc đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế tiếp bằng việc giám sát, để họ tự làm và chỉ hướng dẫn khi thực sự cần thiết
Cấp độ 4: Phát triển nhân lực
Trong 5 cấp độ lãnh đạo, phát triển nguồn nhân lực thuộc cấp độ 4 và là cấp độ mà người lãnh đạo cần phải đạt được. Người lãnh đạo phải đầu tư tài chính, thời gian, tư duy và năng lượng của mình vào việc phát triển đội ngũ lãnh đạo kế tiếp. Việc phát triển nguồn nhân lực không đơn thuần ở cách sắp xếp vị trí nhân sự hợp lý mà còn nằm ở việc tạo ra thế hệ lãnh đạo kế tiếp đạt chất lượng.
Ở cấp độ 4, cấp dưới theo người lãnh đạo không phải vì lãnh đạo làm được gì cho công ty, doanh nghiệp mà chính là lợi ích của cấp dưới. Người lãnh đạo gần như đã thay đổi cuộc đời họ, giúp họ nhận ra ưu nhược điểm của bản thân để tối đa hóa giá trị của mình, có kỹ năng, thái độ tốt, trở thành một người chủ động, tự do. Những ý kiến đóng góp hay bài học kinh nghiệm mà người lãnh đạo dành cho cấp dưới trở thành yếu tố quan trọng để họ tin tưởng và ủng hộ.
Làm gì để trở thành lãnh đạo cấp độ 4?
- Kiên định với lý tưởng và những giá trị mà bạn đang theo đuổi
- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà bạn có được với mọi người
- Dẫn dắt đội ngũ lãnh đạo kế tiếp
- Tạo kế hoạch mới để phát triển lý tưởng của bạn
Cấp độ 5: Đỉnh cao
Lãnh đạo cấp độ 5 đòi hỏi mức độ cao hơn về kỹ năng. Đơn giản, khi mọi người nghe đến tên bạn, tên doanh nghiệp hay tổ chức mà bạn làm việc sẽ thực hiện theo sự lãnh đạo của bạn một cách vô điều kiện. Trong thang đo nghệ thuật lãnh đạo của Maxwell, đây chính là cấp độ cao nhất.
Những người lãnh đạo thuộc cấp độ 5 thường nổi bật so với những người khác và thành công mọi lúc mọi nơi. Ở cấp độ đỉnh cao, người lãnh đạo cần củng cố lại toàn bộ tổ chức và tạo ra môi trường mang lại nhiều lợi ích, đóng góp đáng kể vào thành công của cấp dưới. Tất nhiên, để đạt được cấp độ đỉnh cao là rất khó khăn và trên thực tế có rất ít người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng rộng đến vậy.
Để trở thành nhà lãnh đạo cấp độ 5 phải làm những gì?
- Học cách khiêm tốn
- Biết cách yêu cầu người khác giúp đỡ khi cần thiết
- Chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, thất bại của bản thân và đội nhóm
- Rèn luyện thói quen kỷ luật bản thân
- Sử dụng đúng người, đúng lúc, đúng vị trí
- Truyền cảm hứng, giúp nhân viên có thêm động lực đạt được mục tiêu đã đề ra
Bạn đan ở cấp độ lãnh đạo nào? Và giải pháp để có thể rút ngắn thời gian thăng tiến là hãy tham gia chương trình NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy tại Mindalife. Cùng NLP xây nền móng cho câu chuyện thành công của cuộc đời mình!
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 5 cấp độ lãnh đạo. Và để nâng cao khả năng lãnh đạo thì không thể bỏ qua những cuốn sách lãnh đạo này nhé. Đừng ngại comment bên dưới bài viết nếu bạn còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì. Để theo dõi các bài viết khác về kỹ năng và giải pháp phát triển bản thân, hãy ghé thăm website mindalife.vn thường xuyên nhé!